Monday, April 27, 2009

Cuộc tình không đoạn kết



Thư em gởi những ngày anh vào lính
Chữ học trò nét mực vẩn còn xanh
Như mắt em ngày đưa tiển long lanh
Nên xa vắng kéo dài thêm nổi nhớ

Thư em viết trong nổi niềm lo sợ
Đời chiến chinh biết ai trọn câu thề
Trong những ngày anh biền biệt sơn khê
Tin chiến trận em về trong ái ngại

Thư em đến một chiều bên quan ải
Quê hương mình ngày binh lữa tràn lan
Giặc thù qua Bến Hải đến La Vang
Anh trở lại chiếm Cổ Thành Quãng Trị

Thư em về trong đêm dài mộng mị
Đại lộ kinh hoàng người chết phơi xương
Mẹ già ôm con trẻ khóc bên đường
Em ray rức thương người trong lữa đạn

Thư em trao tay anh ngày di tản
Theo đoàn người anh bước xuống xà lan
Em quay lưng mà nước mắt chứa chan
Rồi ở lại cùng gia đình bè bạn

Thư em chuyễn qua điện thư trên mạng
Thật tình cờ như một giấc chiêm bao
Ba mươi bốn năm tưởng mới ngày nào
Hai cuộc sống không cùng chung lối mộng

Thư em gởi trong ngọt ngào rung động
Như chuyện tình ngày anh mới hai mươi
Để tháng năm anh lưu lạc quê người
Nhớ em mãi cuộc tình không đoạn kết .

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Friday, April 24, 2009

Tiếc Thương Người Chiến Sỉ



Đây ! Tượng Hồn chiến sỉ
Đây ! Dấu ấn tưởng ghi…
Tiếc thương người nghĩa khí
Hy sinh chết trận vì…..
Nền Tự Do Công Lý

Đây dòng máu đổ tuôn
Đây nơi mầy nằm xuống
Mồ lạnh, nghĩa trang buồn
Niềm đau chôn kín cuộn



Đây Chiến Sỉ đài tượng
Ôi ! Sụp đổ đau thương
Thời gian suốt miên trường
Tâm tưởng vẫn mang vương
Luôn còn đây …. Ký ức

Ôi ! Dòng máu đau thương
Hởi khí hùng bất tử
Của Việt Quốc Chiến Binh
Hàng trăm ngàn sự sống
Vùi thân xác nơi đây
Hy sinh trong cuộc chiến
Xối máu tưới cội cành…
…Cây đất nền Dân Chủ
Cội Tồ Quốc Tự Do
Cho Việt Nam đất Mẹ.

Hởi … Trơì cao lồng lộng
Hởi … Biễn cả mênh mông
Hởi … Hồn Thiêng Tổ Quốc
Hởi … Huyết mạch con tim
Năm tháng vẫn tiềm tàng
Niềm tiếc thương chiến sỉ



Ba mươi tháng tư đen
Ôi! Niềm đau vong quốc
Hơỉ … Nỗi nhục chiến binh
Trong ván cờ thua cuộc
Bắt buộc phải đầu hàng
Đớn đau … bị bức tử

Từ đó … lặng lẽ trôi
Theo dòng thời gian đổi …
Đổi mới và đổi mới

Đây ! Nghe chăng u uất
Tiếng khóc Mẹ quê hương
Vì Cộng nô xâm lược
Áp đặc ách độc tài
Ba miền Nam Trung Bắc
Chủ Nghĩa Cộng Sản vào
Và Việt Nam “đổi mới…”

“Đổi mới” rất độc đáo
Chủ nghĩa vô sản thành
Chủ nghĩa tư bản đỏ
Gom góp nạo vét vùa
Ruộng đất nhà tài sản
Của đất nước của dân
Đảng ta cùng chia chat
Cho going họ cánh bè
Nhiều của chìm, của nổi
Lắm bạc biể, tiền rừng
Chuyển ngân hàng cất dấu
Hàng triệu tỉ đô la
Đảng Cộng giàu nứt vách
“Vì dân và nhờ dân”
Đảng Cộng được “đổi mới”

Việt Nam thời "đổi mới"
Từ chế độ bạo quyền
Người dân bị đổi mới
Bời đảng trị độc tài
Đè đầu cưởi cổ dân
Ban phát cho quyền sống
Ban phát cho Tự Do
Dân cúi xin mới được


Mặc tình cho dân chết

* Ba mươi tháng tư…. Đen
Ngày quê hương tủi nhục
Trãi dài thời gian suốt ….
Mấy chục năm qua rồi
Từ ngày … Đài Bia Tượng
Tiếc Thương Người Chiến Sĩ
Bị sụp đổ đau thương
Và Việt Nam “đổi mới”


Tập đoàn Đảng Cộng Sản
Quyền thống trị Việt Nam
Bao nhiêu năm “đổi mới”
Đổi mới có nên gì ?
Giữ nước có được chăng
Bọn bất tài thất đức
Lủ phản bội quê hương
Đảng “dại chợ, khôn nhà”
Rước voi dày Mả Tổ
Khiếp nhược trước ngoại bang
Hùng hổ với dân lành
Hãm hại bậc chân tu
Áp bức bắt giam còng
Tù đày người yêu nước

Ôi vô ngần đau xót
Hởi ! Người Việt dân Nam
Phải cuối đầu cam chịu ?

Đâu ? Tình thương Tổ Quốc
Đâu ? Trách nhiệm Quê hương
Đâu ? Thất phu hữu trách
Đâu ? Nghĩa khí can trường
Đâu ? Tinh thần bất khuất

Đây ! chiến binh Cộng Hòa
Đây ! Chiến Sỉ Tự Do
Đây ! Người dân yêu nước
Đây ! nhiệt huyết con tim
Đây ! con đường Đại Nghĩa

Làm sao ? phải làm sao ?
Chỉ có một hành trình
Mở ra đường độc đạo
Nhất quyết … hạ quyết tâm
Đấu tranh cùng quật khởi
Trổi dậy thề quật cường
Cùng yễm trợ cho nhau
Nhất trí, Nhất tâm .... đồng
Vùng lên và vùng lên
Triệt thoái đảng vô thần
Triệt diệt lủ Cộng Nô
Phá tan bè đảng đỏ
Giành lại quên hương mình
Đã bi Cộng nô cướp
Trã lại và trả về ....
Trã lại cho toàn dân
Trã về quyền Dân Chủ

Đây! Tồ Quốc gọi vang ...
Đây! Quê Hương trông đợi ...
và đồng bào luôn mong
Nền Tự Do . Dân Chủ
Đưọc khôi phục tôn vinh
Tôn Vinh nghĩa Nhân Quyền
Tôn Vinh nền Công Lý
và biểu tượng Linh Đài

Tiếc Thương Ngưòi Chiến Sĩ
QLVNCH


Tuesday, April 21, 2009

TANG RŨ SƠN HÀ

Tháng tư tang rũ Sơn Hà
Hồn oan chiến sĩ xót xa giang đầu
Núi sông trăm nỗi bể dâu
Trăng non rụng xuống qua cầu chế tang
Nước non biên ải giang san
Cờ bay thổn thức ly tan đoạn trường
Đâu Kiều, tiếng vọng cố hương
Đâu làng quê cũ, nhớ thương bạc đầu
Nghẹn ngào nải chuối buồng cau
Mẹ ngồi ru tiếng vườn sau ngóng chờ
Chờ duyên đôi trẻ - duyên tơ

Con về sao phủ màu cờ biệt ly
Đền ơn nợ nước xá chi
Tử vong trận mạc sử ghi muôn đời
Rừng hoang chốn ấy nghẹn lời
Ôm con nắm đất ru hời quê hương
Sông tràn ngấn lệ yêu thương
Khóc con mẹ chợt nửa đường trần gian
Con dâu mẹ lệ hai hàng
Lạy chồng - thôi đã đôi đàng cách xa
Nét xuân con gái người ta
Vai gầy mòn mỏi - đoá hoa chung tình

Như Thương



MƯA GIĂNG


Một đời mẹ với mưa giăng
Với sương muối lạnh, với trăng lu mờ
Vòng eo thôi hết là thơ
Tóc mai thôi cũng tình cờ rẽ ngôi

Những đêm trăn trở, khúc nôi
Đường đời vạn nẻo giữa hồi nhiễu nhương
Nước non, non nước tang thương
Phu thê cách biệt đoạn trường nhớ nhau

Mớm con giọt sữa lòng đau
Cha con chinh chiến biết đâu Đi - Về
Gót son chai ngõ chợ quê
Tay sần rơm rạ, khúc đê chạnh lòng

Chiều nhìn con nước lớn, ròng
Mới hay mẹ khóc như dòng sông xưa
Dấu anh, dấu cả nắng mưa
Dấu con đò vắng, đò đưa bến tình

Lênh đênh sông nước lục bình
Anh ơi năm tháng con mình ... đợi cha
Em như ngói cổ hiên nhà
Che mưa che nắng - đàn gà ôm con

Như Thương

Saturday, April 18, 2009

Bài thơ kỷ niệm / Hà Tiến Đạt



Thân tặng các bạn đồng môn khóa 10B/72.
Các bạn Phạm Hòa, Dong Quang Le, Tuấn râu, Quách Năm và các bạn mới gặp lại.
Huynh Trưởng Vĩnh Thao khóa 9 B/72

Ba mươi lăm năm ngày ấy ta chia tay,
Cung kiếm bên mình nay đành dang dở.
Chinh chiến tàn sầu mộng kiếp chinh nhân,
Đâu còn nữa sa trường quân mạc tiếu

Ba mươi lăm năm ngày ấy ta xa nhau,
Tang bồng hồ thỉ tung cánh cuộc đời ta,
Vẫy vùng muôn phương mộng chốn giang hồ,
Anh biên giới, tôi vùng sông nước,
Anh cao nguyên, tôi băng rừng lội suối,
Dâng hiến non sông cả cuộc đời .

Ba mươi lăm năm ngày ấy đã xa,
Ba mươi lăm năm ngày ấy, ta lại gặp,
Bạc con tim, bạc cả mái đầu,
Cười rung nhẹ nuốt hận thương đau,

Ba mươi lăm năm ngày ấy đã xa,
Ba mươi lăm năm ngày ấy, ta lại gặp,

Mời Anh cạn chén bồ đào,
Giang san một mối người xưa đâu rồi?
Lệ rơi, cạn chén nghẹn ngào
Say tình huynh đệ say đời buồn đau,
Anh đi gởi tấm thẻ bài,
Là đây kỷ vật năm nào Anh trao
Mời anh cạn chén quang bôi,
Bạc đầu chiến sỹ, nay đời nổi trôi

Ba mươi lăm năm ấy ta đã gặp,
Đừng quên nhé, anh em ta lại gặp,
Đủ bạn bè thương nhớ lại đầy vơi…

Ba mươi bốn năm rồi .


Ba mươi bốn năm phải không em ?
Từ khi con tàu rời trong đêm
Trùng dương cơn sóng hồn ngây dại
Mình mất nhau rồi phải không em ?

Ba mươi bốn năm nhớ em ơi !
Trên đường di tản vượt biển khơi
Quê hương yêu dấu người năm cũ
Anh đã xa rồi nhớ em ơi !

Ba mươi bốn năm mải cách xa
Em về bên ấy với người ta
Anh sống phương nầy bên kẻ lạ
Duyên nợ không thành mải cách xa

Ba mươi bốn năm mấy lần về
Thiếu em mừng đón nhớ đam mê
Không ai buồn tiển sầu cung oán
Như những ngày xưa mấy lần về

Ba mươi bốn năm nửa cuộc đời
Bắc Mỹ chiều đông lạnh tuyết rơi
Anh tấm thân gầy nghe giá buốt
Mang mảnh tình em nửa cuộc đời

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

NHỚ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ DANH


Người lính trẻ oai hùng xông trận
Đi truy kích đánh đuổi quân thù
Anh bất chấp lặn suối trèo non
Xác thân anh xây nền Dân chủ

Dưới bầu trời mịt mù bom đạn
Anh quay về chẳng vẹn tấm thân
Kẻ mất tích, kẻ thân vạn mảnh
Anh còn gì “ CHIẾN SĨ VÔ DANH ”

Mộ của Anh nằm đâu năm tháng
Hồn Chiến sĩ Anh mãi lang thang
Hậu thế ai chăng…còn tưởng nhớ
Ta thắp nén hương kính xương tàn …

Cao Trí Dũng

THƯƠNG NGỪƠI CHIẾN SĨ !!! Nha Kỹ Thuật


Họ lính trẻ oai hùng chiến trận ,
Vượt lằn tên chặn bước quân thù .
Sớm đầu NAM , tối BẮC lên non,
Thân xác đổ , làm nền dân chủ .

Trong chiến trận kinh hồn bom đạn ,
Kẻ quay về chẳng vẹn toàn thân .
Người mất tích thân chia vạn mảnh,
Chỉ còn chăng ,CHIẾN SĨ VÔ DANH .

Sương lạnh mồ hoang theo năm tháng ,
Mà hồn chiến sĩ vẫn lang thang.
AI người hậu thế ? còn tưởng nhớ !
Đốt nén hương cho mảnh xương tàn .

(Hồng Hãi )

Friday, April 10, 2009

NON PHẦN TƯ THẾ KỶ


T-N-T

Anh vào Nam với danh từ hoa mỹ
Giải phóng quê hương, chân lý cứu dân lành
Thanh bình rồi nhưng phải thế không anh
Hay xương máu để tranh giành cơm áo?

Anh vào Nam vét vơ từng chén gạo
Của mẹ già tần tảo nuôi con
Để trẻ thơ dòng lệ chảy lăn tròn
Để ông lão mõi mòn manh áo rách

Anh vào Nam với danh từ trong sạch
Đôi dép chẵng lành dám rạch trường sơn
Đường dốc Tam Biên manh áo vai sờn
Đường Số Chín từng cơn mưa giá bấc

Hơn ba mươi năm, anh nằm gai nếm mật
Từng tuyến thông hào, xương chất lại thành non
Từng hố bom, máu lệ chảy đang còn
Vì đại pháo, AK, hầm chông bãi chết

Hơn ba mươi năm anh dày công thêu dệt
“Cách mạng khoan hồng, cách mạng yêu thương”
Dân Việt nam đau khổ trăm đường
Nghìn nắm mộ mùi hương còn nghi ngút

Hơn ba mươi năm anh dày công mua chuộc
Từng tốp dân nghèo bắt buộc phải hy sinh
Xin dừng tay! Nối lại chút thâm tình
Chắc anh hận vì thấy mình phi nghĩa lắm!

Từ Bắc vào Nam với Trường sơn vạn dặm
Anh đánh ai? Hay máu thắm da vàng?
Đạn AK, dân Việt phủ trời tang
Rừng đại pháo hàng ngàn thây ngã gục

Chúng tôi chết, rồi các anh cũng chết
Nhưng ngày mai lịch sử dệt căm hờn
Gọi anh về đối diện với gian sơn
Chân run rẫy bàn tay chưa ráo máu

Hãy dừng lại! Sau bao nhiêu lần đau xót
Nếm mùi hương thấm ngọt của lương dân
Để máu xương không còn chảy bao lần,
Ngoảnh mặt lại, ngót phần tư thế kỷ...

Cơn buồn dỉ vãng .


Tháng tư đen tôi làm người bỏ cuộc
Bỏ sau lưng bè bạn với người thân
Những chiến trường mà tôi đã bước chân
Chỉ còn lại bóng mờ trong hư ảo

Tháng tư đen tôi không còn khoác áo
Màu lá rừng mùa xuân nở thắm hoa
Nhớ cổng trường An Mỹ đợi em qua
Ngày về phố Bình Dương hồn rộn rã

Tháng tư đen nghe nóng như mùa hạ
Lữa đạn thù vở vụn đất quê hương
Đạn pháo rơi cày xéo những con đường
Nên không có em về trong nổi nhớ

Tháng tư đen cơn mộng đầu tan vỡ
Xa em rồi là mất một tình yêu
Những đêm dài trong kiếp sống cô liêu
Tôi thức giấc nhớ cơn buồn dỉ vãng .

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Monday, April 6, 2009

Tháng tư nhớ nhà .


Tháng tư ngày di tản
Xuống tàu vượt đại dương
Tôi làm dân tị nạn
Xứ người là quê hương

Tôi không còn chiến đấu
Để bảo vệ quê nhà
Giờ nhọc nhằn cuộc sống
Nuôi gia đình phương xa

Những ngày trên đất lạ
Khác ngôn ngữ màu da
Cũng phố phường xa mã
Nhưng không gần mẹ cha

Mùa xuân trên Bắc Mỹ
Ba mươi bốn năm qua
Tôi không người tri kỹ
Tháng tư nghe nhớ nhà

Lê Chiến khóa 8/72

Friday, April 3, 2009

Phước Tuy Và Những Tháng Ngày Cuối Cùng




Khoảng giữa tháng 4 năm 1975 trong cuộc hành quân giải tỏa Long Khánh, chi đội 3 của tôi tăng phái cho chi đoàn 2/22 chiến xa, dưới quyền chỉ huy của chi đoàn trưởng Thiếu tá Hà ngọc Bé, nằm án ngử phía bắc Quốc Lộ 1 khoảng 5 cây số, phía tây Quốc Lộ 20 vài cây số trên đường về Dầu Giây , qua nhiều cuộc đụng độ với Sư Đoàn 341 CSBV trên mặt trận nầy đã gây nhiều tổn thất cho cả hai bên, cho đến chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975 ,CĐ 2/22 CX di chuyển về Biên Hòa, qua khỏi rừng cao su bên chợ Trảng Bom vài cây số thì tôi được lịnh ở lại, để chờ đợi đến sáng hôm sau thì chi đội của tôi sẻ trở về chi đoàn 2/15 Thiết Kỵ , khi chi đoàn di chuyển qua vùng nầy trên đường về dưởng quân ở Biên Hòa. Sau hơn một tuần lể giao tranh với CSBV để yểm trợ cho Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18 Bộ Binh tham chiến tại ngả ba Dầu Giây, chi đội tôi chỉ còn vỏn vẹn 2 thiết vận xa M113 và 9 kỵ binh, di chuyển khoảng 2 cây số về hướng bắc QL 1 và bố trí phòng thủ đêm tại một mảnh đất trống bên con đường đất đỏ .Trong suốt đêm đó , CSBV chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công về Sài Gòn đã di chuyển nhiều chiến xa, quân xa với đại pháo và lực lượng bộ binh về hướng Biên Hòa, trước vị trí phòng thủ của chi đội tôi không xa lắm, hầu như không ai được ngủ yên trong đêm đó , tiếng động của xe cộ, chiến xa , tiếng người và ánh đèn trong đêm tối càng gia tăng nổi lo lắng trong thâm tâm của mọi người , sau những ngày dài trong chiến trận từ giữa tháng 3 năm 1975 hành quân vùng Gò Dầu Hạ trên đường về Tây Ninh , đầu tháng 4 năm 1975 về Truông Mít , quận Khiêm Hanh cho đến cuộc hành quân giải vây Long Khánh , ai cũng chưa có một ngày nghỉ ngơi hay về phép thăm viếng gia đình .
Trưa ngày 25 tháng 4 tôi được lịnh di chuyển ra QL 1 để tháp tùng CĐ 2/15 TK, dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô duy Lượng lên đường về Phước Tuy, sau khi ăn Tết 1975 đây là lần thứ hai tôi trở về chi đoàn sau hơn 2 tháng tăng phái cho CĐ 2/22 CX , Chi đoàn di chuyển đến cuối thành phố Biên Hòa rẻ vào quốc lộ 15, qua căn cứ Long Bình rồi trường Thiết Giáp, Long Thành, nơi tôi đã có một thời gian thụ huấn sỉ quan căn bản Thiết Gíap ở đó vào cuối năm 1973 , chi đoàn đóng quân tại Phú Mỹ một ngôi làng nhỏ trên QL 15 giửa chi khu Long Thành và tỉnh lỵ Phước Tuy chiều hôm đó , trong lúc nầy Lử Đoàn I Nhảy Dù sau trận giải tỏa Long Khánh di tản về Phước Tuy và có nhiệm vụ bảo vệ QL15 từ Long Thành về Bà Rịa , nên TĐ 8 Nhảy Dù đêm đó là đơn vị tùng thiết cho CĐ 2/15 TK , đây là lần đầu tiên tôi đi hành quân với các anh hùng mủ đỏ , mà tôi chỉ từng nghe ca ngợi trong những bản nhạc trên đài phát thanh hay trên màn ảnh truyền hình trong những lần về phố ngồi uống cà phê , từ xa về hướng đông là thị xã Bà Rịa , hướng tây là trường Thiết Giáp và trường Bộ Binh Thủ Đức , đại pháo của CSBV vẩn vang rền trong khi các đại bác 37 ly phòng không của địch, như màng lưới lữa trong bầu trời đen tối đuổi theo các phi cơ Hỏa Long trong phi vụ yểm trợ cho các đơn vị bạn còn chiến đấu trong tận cùng tuyệt vọng , tôi vùi đầu trong giấc ngủ , tin tưởng vào các chiến sỉ Nhảy Dù sẻ bảo vệ phòng tuyến đêm nay và hy vọng ngày mai có thêm một ngày bình yên trong lữa đạn .
Ngày 26 tháng 4 tôi được hai ngày phép về Sài Gòn , trong khi chờ đợi Thiếu Úy Huỳnh, chi đội trưởng chi đội 2 mản phép trình diện đơn vị để thay thế tôi trong lúc đi phép , tôi ghé uống cà phê sáng trong ngôi quán nhỏ bên đường , trong lúc một xe M113 của chi đội 2 nằm gần chợ và vài kỵ binh ngồi uống bia kế bên , đến trưa mà Th/Úy Huỳnh vẩn chưa trở lại , tôi ghé vào xe chi đội 2 uống vài chai bia để giết thì giờ trong nôn nả đợi chờ , cho đến 5 giờ rưởi chiều hôm đó Th/Úy Huỳnh mới trở lại đơn vị , tôi suy nghỉ nếu về tới Biên Hòa thì đã tối sẻ không có xe về Sài Gòn được, nên tôi xin phép Đại Úy Lượng cho tôi ở lại đêm nay và sáng sớm ngày mai tôi sẻ đi phép về Sài Gòn , trời vừa sụp tối thì SĐ 304 CSBV bắt đầu tấn công vào trường Thiết Giáp và trường Bộ Binh Thủ Đức, SĐ 325 CSBV tấn công chi khu Long Thành , khoảng 8 giờ tối hôm đó trong tiếng đạn đại pháo , đại bác phòng không và các loại vủ khí vang rền khắp mọi nơi của Cộng quân, chi đoàn 2/15 TK và TĐ 8 Nhảy Dù di chuyển trong đêm tối vào thị xã Bà Rịa cùng lúc với SĐ 3 CSBV từ mặt trận Long Khánh kéo về .Chi đội 1 và chi đoàn phó là Trung Úy Ngô Bính nằm đầu phố án ngữ về hướng bắc , chi đội 3 nằm giửa phố với xe số 32 của tôi quay mặt về hướng bắc và xe số 34 nằm sau xe tôi cách 100 thước án ngữ phía nam , chi đội 2, 4 và bộ chỉ huy CĐ 2/15 TK án ngử ở cuối phố về hướng đông .Sau khi sắp xếp phiên gác đêm và kiểm soát chung quanh vị trí của hai thiết vận xa trong chi đội ,tôi đi ngủ sớm để chuẩn bị ngày mai di chuyển lên tuyến đầu đối mặt với quân thù , trong lúc nầy có lẻ đã rời mặt trận Long Khánh di chuyển về Phước Tuy .
Sáng sớm ngày 27 tháng 4 năm 1975 , tôi nhìn thấy tận mắt cảnh hoang tàn của thành phố nầy lần đầu tiên , các đường phố không một bóng người , những cuộc pháo kích của địch vài ngày trước đây đã để lại nhiều đổ nát , không biết người dân ở đây đã di tản về đâu , hay tạm trú trong những căn hầm dả chiến với niềm hy vọng được gìn giữ tài sản của ông cha để lại .Tiếng súng và đạn pháo bắt đầu vang dội phía bắc nơi chi đội 1 án ngử tôi lên máy để biết được CSBV bắt đầu tấn công bằng pháo binh , chiến xa và bộ binh vào tuyến của Thiết giáp và Nhảy dù , tôi cho chi đội lên xe sẳn sàng ứng chiến , lúc nầy quân đội CSBV đã vào trung tâm thành phố và một chiến xa T54 đã chạy vào trên đường phố bên trái tôi chừng 200 thước , nhìn về trước mặt tôi vài trăm thước cộng quân tràn ngập trong các ngôi nhà và đường phố , tôi xử dụng hỏa tiển M72 và khai hỏa đại liên 50 để ngăn chận bước tiến của địch, khi nhận được lịnh mở đường cho chi đoàn trở ra QL 15, tôi vừa lùi xe ra đến ngả tư thì đại bác của địch trên chiến xa T54 khai hỏa cùng lúc với đại bác 90 ly , hỏa tiển M72 của lực lượng Nhảy Dù , may mắn cả hai chiếc M113 không bị hư hại giữa hai làn đạn của bạn và thù . Từ giữa phố ra QL 15 phải qua ngôi chợ nằm bên tay phải ,CSBV bố trí trong chợ với hỏa lực rất mạnh , chi đội đã xử dụng 2 đại liên 50 , 2 đại liên 30 và tất cả vủ khí cá nhân còn sót lại vừa bắn vừa di chuyển qua ổ phục kích nầy , ra đến QL 15 về hướng đông chừng 2 cây số thì chi đội án ngử tại phía tây cầu Cỏ May , chờ đợi chi đoàn di tản qua phía đông bên kia cầu . Chiều hôm đó chi đội 2 tử thủ tại chân cầu , chi đội 3 của tôi cách đó vài trăm thước , sau đó là chi đội 1[ tổn thất khá nặng trong cuộc tấn công của CSBV sáng hôm đó] BCH chi đoàn và chi đội 4 nằm dọc theo QL 15 về hướng đông cầu Cỏ May , sau khi Đ/Úy Ngô duy Lượng ra lịnh cho Công binh chiến đấu phá nổ cầu để ngăn bước tiến của CSBV , ban đêm địch xử dụng đặc công bò qua cầu tấn công , chi đội 2 và binh sỉ của TĐ 8 ND chống cự mảnh liệt , địch xử dụng ghe ,xuồng chuyển quân dọc theo bờ sông qua phòng tuyến của CĐ 2/15 TK và TĐ 8 ND để tấn công từ phía nam và bắc QL 15, sau vài giờ tấn công khi tiếng súng vừa ngưng , một số binh sỉ của Thiết Giáp và Nhảy Dù bị thương nhưng không được di tản.
Sáng ngày 28 tháng 4 , địch quân tiếp tục pháo kích vào vị trí phòng thủ của chi đoàn và tìm cách vượt qua cầu Cỏ May, chi đội 2 và các binh sỉ Nhảy Dù vẩn còn chống trả với địch ở chân cầu Cỏ May, đại pháo của CSBV càng lúc càng gia tăng và càng đến gần, một trái đại bác 130 ly nổ bên cạnh xe tôi lúc di chuyển qua một vị trí khác đã làm thương vong vài binh sỉ Nhảy Dù và 2 xạ thủ đại liên trong xe tôi , tôi liên lạc xin di tản thương binh nhưng được lịnh chờ đợi trực thăng tải thương từ Lử Đoàn III Kỵ Binh đồn trú tại Biên Hòa , Suốt ngày nầy trên không trung các trực thăng CH-47 Chinook tiếp tục bay về hướng biển đông , tôi hy vọng có lần nào đó họ sẻ xuống đây để bốc đơn vị mình về Biên Hòa , tôi mơ ước ngày phép về Sài Gòn , nhớ ngày lang thang trên đường Nguyển Du đợi chị Thể ,chị Hội ,chị Loan Anh giờ tan sở ở Bộ Phát Triển Sắc Tộc, ngồi uống ly cà phê ngọt ngào đếm lá me bay , giờ đây đếm từng chiếc trực thăng bay qua ngang đầu , không hề hay biết đây là lần di tản sau cùng của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam . Chiều hôm đó chiến trường lắng dịu, không có tiếng súng thù, không đạn pháo rơi nên cái im lặng của trận địa làm mọi người ngộp thở, có lẻ CSBV chờ đợi cuộc tấn công trong đêm nay. Khoảng 10 giờ đêm thì tôi được lịnh xử dụng một thiết vận xa di chuyển về phía đông QL 15 trên đường về Vủng Tàu ,để thăm dò con đường có đủ an toàn khi đơn vị di tản ,tôi một mình trong đêm đi được vài cây số thì nhìn thấy QL 15 bị phong tỏa bằng các cuộn kẻm gai , tôi mở đèn pha và lội bộ trước đầu xe để xem tình hình , trong ánh sáng của đèn xe tôi thấy một người lính Thủy Quân Lục Chiến gở một đoạn kẻm gai để đến gần tôi , anh cho tôi biết là trên đường quốc lộ đã được gài mìn chống chiến xa và vị trí phòng thủ của đơn vị TQLC bao bọc 2 bên bằng kẻm gai và mìn Claymore để tử thủ đến cùng, tôi báo cáo về chi đoàn biết tin và nhận lịnh nằm tại chổ chờ đến sáng hôm sau , suốt đêm tôi lo lắng, bâng khuâng không biết ngày mai sẻ ra sao , sau lưng tôi cả chi đoàn nằm trong vòng hiểm nguy của hàng ngàn quân thù với xe tăng và đại pháo, trước mặt tôi là hàng rào phòng thủ của người lính mủ xanh, những người hùng của mùa hè đỏ lửa 1972 ngày tôi mới vào lính , ôm súng trên phòng tuyến đợi quân thù ,nhìn về hướng tây trong ánh lữa bập bùng của hỏa châu và những cuộn khói lững thững trôi ở cuối chân trời , tôi biết chiến trận vẩn còn trong cao độ giửa các cánh quân còn lại của quân lực VNCH và CSBV , dựa lưng vào pháo tháp để tìm giấc ngủ vội vàng tôi chờ đợi ngày mai, như chờ đợi và chấp nhận số phận nào đã đưa tôi vào con đường chinh chiến hiểm nguy mà không còn lối thoát .
Trưa ngày 29 tháng 4 , chi đoàn di chuyển về hướng đông QL 15 , sau cuộc tiếp xúc của chi đoàn trưởng Đ/Úy Ngô duy Lượng và cấp chỉ huy của đơn vị TQLC , họ đã tháo gở mìn và chướng ngại vật trên đường quốc lộ cho đơn vị Thiết giáp và Nhảy dù vào Vũng Tàu , để lại sau lưng SĐ 3 CSBV trên đường truy đuổi, sau khi tu bổ cầu Cỏ May và đưa bộ binh vào xâm chiếm Vũng Tàu .Chi đội 2 đi trước, chi đội 1, kế đến BCH , chi đội 4 và chi đội 3 của tôi đi sau cùng , khi vào đến phố Vũng Tàu thì lực lượng đặc công và bộ binh của CSBV đã nằm phục kích , mở cuộc tấn công sau khi 2 thiết vận xa của chi đoàn di chuyển qua khỏi đầu phố , thiết vận xa sửa chửa của CĐ bị bắn cháy và cả đơn vị bị kẹt trên đường phố nhỏ hẹp không xoay trở được , tôi nhận lịnh mang 2 xe còn lại của chi đội 3 mở đường tấn công vào ổ phục kích của địch , khi di chuyển qua phần còn lại của chi đoàn ở đầu phố thì tôi thấy xe 06 nằm giửa đường vẩn còn bốc cháy , sau xe xác chết của Hạ sỉ Có , người lính kỵ binh thân quen của tôi ngày mới về đơn vị và xác 2 đồng đội khác nằm bên nhau , trên con đường chỉ còn máu lửa và nước mắt , tôi đi trước theo sau là xe số 34 , khai hỏa tất cả vủ khí còn đủ đạn dược , từ đại liên 50 ly, 30 ly , súng phóng lựu M79 , súng cá nhân M16 và Colt 45 , vừa di chuyển vừa bắn hai bên đường , cả đơn vị di chuyển trong tiếng đạn mịt mù qua khoảng 2 cây số mới đến Bến Đá , CSBV tiếp tục pháo kích trên đường di tản của Thiết giáp và Nhảy dù bằng đại pháo trên đường ra biển , tôi nhận lịnh rời xe và phá hủy các thiết vận xa trước khi ra bờ biển , tuy nhiên trong lúc gom góp đồ đạc vào ba lô và trong cơn mưa pháo kinh hồn, tôi lội bộ ra bờ biển tìm kiếm đồng đội mà không có cơ hội làm được điều đó, một số kỵ binh và binh sỉ nhảy dù đã bị thương và chết trên chặng đường nầy , tôi xuống một chiếc xuồng máy đuôi tôm với một vài kỵ binh, tuy nhiên sau vài lần tìm cách nổ máy mà vẩn không thành công , nhìn ra trước mặt tôi thấy một chiếc xuồng khác chạy qua với một số đồng đội gọi tôi , tôi quay lại dặn dò Cần nhớ tìm tôi khi về Sài Gòn rồi tôi nhảy xuống biển để bơi ra khi chiếc xuồng nầy quay lại để kéo tôi lên , khi trời vừa sập tối tất cả kỵ binh còn lại của chi đoàn dời qua một chiếc tàu đánh cá lớn hơn , con tàu trực chỉ về tỉnh Gò Công trong đêm tối , mổi người riêng một ý tưởng , không ai nói chuyện gì với nhau , ai cũng có những nổi buồn canh cánh bên lòng và âu lo của những ngày sắp đến .
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 , những kỵ binh còn sống sót sau trận chiến ở thị xã Bà Rịa của chi đoàn 2/15 TK ngồi trên chiếc tàu đánh cá đợi chờ tin tức từ trong đất liền , cho đến khi nghe tin T.T Dương văn Minh yêu cầu các binh sỉ bỏ súng và chấp nhận đầu hàng vô điều kiện , Đ/Úy Lượng họp mặt tất cả kỵ binh để thăm dò ý kiến và cho phép mọi người được lựa chọn một trong hai con đường còn lại , một là đi về vùng IV chiến thuật hay ra đảo Phú Quốc để tiếp tục cuộc kháng chiến chống cộng , hai là trở về để đầu hàng cộng sản và đoàn tụ với gia đình , khoảng 6 hay 8 người tôi không nhớ rỏ đã tình nguyện trở về với gia đình , đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi tiển đưa nhau , họ có an toàn trở lại với gia đình không ai biết , cũng như số phận của 36 người kỵ binh còn lại những tháng ngày sắp tới không biết về nơi đâu , Đ/Úy Lượng cho phép vài người vào bờ để mua sắm lương thực và chuẩn bị cho một cuộc hành trình về trên vùng vô định , tôi tình nguyện ở lại không biết có phải vì TỔ QUỐC , DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM hay không , tổ quốc tôi với hơn 20 năm trưởng thành và 3 năm dài chiến đấu đã không còn , danh dự và trách nhiệm của một sỉ quan đã làm tôi ray rức nhiều hơn hết , có lẻ đó là động lực duy nhất thúc đẩy tôi vào quyết định chiến đấu đến cùng , hay kinh nghiệm của những ngày ấu thơ ở Đại Lộc ,Quãng Nam nơi tôi sinh ra và lớn lên trong vùng cộng sản chiếm đóng , chứng kiến sự tàn ác của chế độ cộng sản và cuộc đời chinh chiến đã để cho tôi nhìn thấy những đổ vở trên quê hương, do kẻ thù từ phương Bắc gây ra , nên tôi quyết định ra đi . Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975 con tàu lên đường ra khơi , mang theo những kỵ binh còn sống sót trong trận chiến sau cùng của chi đoàn 2 số đỏ [ biệt danh cho CĐ 2/15 TK ], một thời oanh liệt trên chiến trường Tây Ninh , Hậu Nghỉa, Bình Dương , Biên Hòa và Long Khánh của vùng III chiến thuật , những con đường in vết xích qua chiến trường Kampuchia năm 1971 và 1974, nay chỉ còn là dấu chân của một thời trong dỉ vãng , con tàu trực chỉ về hướng đông , trước mặt chỉ có màu biển xanh và bầu trời rộng mở , sau lưng là hướng tây , đỏ rực màu nắng của bóng chiều lên khi mặt trời vừa xuống , đó cũng là hình ảnh sau cùng để tôi nhìn lại quê hương Việt Nam thân yêu, gia đình tôi không còn liên lạc từ ngày mất Đà Nẵng chắc không biết những gì xảy đến với tôi , tôi ra đi về một chốn lạ xa mà không biết có ngày trở lại , tương lai tôi như bóng tối đại dương mà con tàu đang dấn bước , trong bóng đêm mịt mùng chỉ còn nghe tiếng sóng vổ và từ phía chân trời xa có ánh đèn lấp lánh trong màn đêm , những ánh đèn trên chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ , cũng là ngọn hải đăng cho con tàu lưu lạc trong cơn bảo tố của quê hương , soi đường cho cuộc hành trình của 36 kỵ binh chi đoàn 2/15 TK về trên vùng đất mới .

Thiên Chương chi đoàn 2/15 TK mùa xuân 2009